Nằm trong lòng thủ đô Bắc Kinh, Tử Cấm Thành là quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất hành tinh được gìn giữ gần như nguyên vẹn với các đình đài, lầu các, cung điện cổ kính,… Tử Cấm Thành – Niềm tự hào của Trung Hoa

Một số thông tin Tử Cấm Thành

Giá vé: tháng 11 – tháng 3 (40¥) ; tháng 4 – tháng mười (60¥); Triển lãm đồng hồ: 10¥; Triển lãm đá quý: 10¥; hướng dẫn bằng audio: 40¥.

Giờ mở cửa: 8:30 – 16:00 từ tháng 5 – tháng 9; 8:30 – 15:30 từ tháng 10 – tháng 4. Mở cửa các ngày trong tuần trừ thứ 2.

Tên gọi

Cái tên Tử Cấm Thành được đặt là do đây là nơi ở và làm việc của các đời vua chúa và các quan lại họp bàn việc triều chính, bao quanh Tử Cấm Thành là bức tường cao hào rộng kiến cố, bảo vệ tòa thành, ngăn cản người bên ngoài xâm nhập cho đến khi quân Cộng hòa lật đổ vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh.

Ngày nay, Tử Cấm Thành còn được biết đến với tên gọi là Bảo tàng cung điện nhưng đa phần người dân Trung Hoa vẫn gọi nơi đây là Cố Cung. Du khách có thể tới đây tham quan chỉ với giá vé 40-60NDT, sẽ được ngắm thỏa thích vẻ đẹp cổ kính, tráng lệ và uy nghiêm tại nơi này.

Các dịch vụ hướng dẫn viên bằng tiếng Anh, nhưng sử dụng dịch vụ hướng dẫn tự động bằng audio có giá rẻ hơn (40NDT, hơn 40 ngôn ngữ) và đáng tin cậy hơn. Các nhà hàng, quán cà phê, nhà vệ sinh, máy ATM cũng có sẵn ở khuôn viên cho bạn sử dụng.

Tử Cấm Thành – Niềm tự hào của Trung Hoa

Kiến trúc Tử Cấm Thành

Cổng chính

Muốn vào Tử Cấm Thành, bạn sẽ phải qua Ngọ Môn, là cổng phía Nam và lớn nhất trong Tử Cấm Thành, có 5 cửa vòm. Cửa dành cho Hoàng đế ở chính giữa, các cổng bên cạnh dành cho quan lại và hai cổng ngoài cùng dành cho binh lính, thái giám, cung nữ. Hoàng đế thường lấy Ngọ Môn làm địa điểm duyệt binh, ban bố chiếu chỉ, tiếp nhận tù binh, hành quyết các phạm nhân là quan viên.

Sau Ngọ Môn, là một sân rộng và băng qua con sông Kim Thủy được bắc bởi 5 cây cầu hình cung với 5 trụ đá bằng cẩm thạch trước khi tới Thái Hòa Môn. Bạn có thể đến phía Đông và phía Tây của sân lớn để ghé thăm đại diện: Võ Anh điện và Văn Anh điện tọa lạc hai bên đại điện, trước khi qua Ngọ Môn.

Tử Cấm Thành – Niềm tự hào của Trung Hoa

Thái Hòa điện

Đại điện

Đi hết quảng trường là bậc thang bằng đá cẩm thạch thông tới Tam Đại điện, trung tâm của Tử Cấm Thành, với ngôi điện lớn nhất và quan trọng nhất là Thái Hòa điện. Được khởi công vào thế kỷ 15 và tôn tạo lại ở thế kỷ 17, được dùng trong dịp lễ, như chúc thọ hoàng đế, tưởng thưởng các tướng lĩnh, đăng quang hoàng đế. Có một chếc long ỷ trong điện, để hoàng đế ngự tọa và chủ trì.

Tiếp đó là Trung Hòa điện, là phòng tiếp khách của hoàng đế. Nơi hoàng đế sẽ phê duyệt tấu chương và chỉ triệu các quan viên thân tín vào phòng. Tại đây, trưng bày hai chiếc kiệu từ đời Thanh, được hoàng đế sử dụng để di chuyển trong Tử Cấm Thành.

Đại điện thứ 3 là Bảo Hòa điện, địa điểm tổ chức lễ nghi và các kỳ thi của đế quốc. Ở đây không có cột chống nào, nhưng lại có một hành lang được dựng từ 250 tấn đá cẩm thạch, được khắc hình rồng và những đám mây, nằm sau điện. Hoàng đế thường sử dụng con đường này để lên xuống khi sử dụng kiệu.

Xung quanh Tam đại điện là các cung điện tích trữ vàng, bạc, tơ lụa, thảm quý và các báu vật khác. Các sảnh sườn phía Đông và phía Tây của Tam đại điện thường diễn ra các buổi triển lãm, trưng bày các vật dụng được hoàng đế sử dụng cho tới các cống vật, tặng phẩm của sứ thần các nước.

Tử Cấm Thành – Niềm tự hào của Trung Hoa

Ngai vàng trong Càn Thanh Cung có treo một tấm biển với dòng chữ Chính Đại Quang Minh, là ngự bút của Hoàng đế Thuận Trị với ý nghĩa: "Con người làm việc gì cũng phải đàng hoàng, trung thực, hợp với khuôn phép".

Hậu cung

Được phân cách với Tiền triều bởi một sân thuôn dài, là chỗ ở của hoàng đế và hoàng thất. Trong đó, Càn Thanh cung là nơi nghỉ của hoàng đế bệ hạ, tiếp đó là phòng để tiếp đón sứ giả và các quan viên cao cấp ngoại quốc. Còn có Giao Thái điện, có trưng bày một chiếc đồng hồ nước có từ năm 1745, một chiếc đồng hồ kim loại từ năm 1797 và một bộ sưu tập các con dấu quan trọng của hoàng gia. Khôn Ninh cung là cung điện của hoàng hậu.

Tử Cấm Thành – Niềm tự hào của Trung Hoa

Ngự Hoa viên

Nằm ở phía Bắc Tử Cấm Thành, là vườn thượng uyển nổi tiếng của Trung Quốc rộng hơn 7000m2 với đình, đài, lầu, các. Trên đường đến cổng thành phía Bắc của Tử Cấm Thành, Thần Vũ Môn, bạn sẽ thấy một đôi tượng đồng với tư thế quỵ gối, tượng trưng cho sự quyền uy của hoàng đế, ngay cả những con voi lớn cũng phải cúi đầu trước mặt hoàng đế.

Tử Cấm Thành – Niềm tự hào của Trung Hoa

 Hình tượng Cửu Long tại cổng vào 

Ninh Thọ Cung

Nằm ở phía Đông Nam của hậu cung, được vua Càn Long xây dựng bởi Càn Long để ở khi thoái vị. Trong triều Minh, đây từng là nơi ở của các phi tần và con cái hoàng đế. Ngày nay, là nơi trưng bày các vật phẩm triển lãm và gọi là Trân Bảo các (phí tham quan 10¥). Có thể đi tới Ninh Thọ cung từ phía Nam hậu cung – gần triển lãm đồng hồ. Chỗ lối vào sẽ thấy Cửu Long bích, bức tường với chín hình tượng rồng rất chân thực. Còn thấy được một vài phòng nghỉ trong cung trước khi tới cửa Bắc Tử Cấm Thành. Trong đó Âm các, tòa nhà với 3 tầng lâu, là nhà hát lớn nhất trong cung điện.

Tử Cấm Thành – Niềm tự hào của Trung Hoa

Đông Tây Cung

Hai bên Đông và Tây của hậu cung có nhiều cung nhỏ khác và đều được mở cửa tham quan triển lãm. Đây là chỗ nghỉ của các phi tần mà thi thoảng hoàng đế cũng ghé qua, ở Tây cung được trang hoàng bằng những đồ nội thất hoàng gia.

Dưỡng Tâm điện từng là nơi Ung Chính ở lại để tỏ lòng kính trọng với Khang Hy, bao quanh là nơi làm việc của Bộ Quân cơ và các quan lại chủ chốt. Trữ Tú cung hiện ó lưu giữ chân dung của vị hoàng đế cuối cùng Phổ Nghi, người đã sống ở đây trong suốt thế kỷ 20.

Tin tức tiêu biểu
  • Khám phá bảo tàng Cung điện Quốc gia Trung Quốc
    Khám phá bảo tàng Cung điện Quốc gia Trung Quốc
    Ghé thăm Trung Quốc, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm Bảo tàng Cung điện Quốc gia Trung Quốc, nằm ở quận Sỹ Lâm, Đài Bắc, Đài Loan. Đây là nơi lưu giữ của hơn 696.000 mảnh ghép Lịch sử Trung Quốc, trải dài hơn 10.000 năm lịch sử Trung Hoa từ thời đồ đá mới đến cuối triều đại nhà Thanh, nằm trong top những bảo tàng lớn nhất trên hành tinh về các hiện vật hoàng gia và tác phẩm nghệ thuật. Phần lớn các bộ sưu tập là những mẫu vật có chất lượng tốt được lưu giữ bảo lưu cẩn thận dưới thời các hoàng đế Trung Hoa.
  • Rừng cây ngân hạnh – “Nami” thu nhỏ trong lòng thủ đô Bắc Kinh
    Rừng cây ngân hạnh – “Nami” thu nhỏ trong lòng thủ đô Bắc Kinh
    Cứ mỗi đợt vào thu, cả thành phố Bắc Kinh hoa lệ của Trung Quốc lại được khoác trên mình tấm áo vàng lấp lánh, rực rỡ. Đó là tấm áo được dệt lên từ những hàng cây ngân hạnh nối liền san sát nổi bật với những chùm lá vàng rất lãng mạn “rất thu”, tựa như một “Nami” thu nhỏ trong lòng Bắc Kinh.
  • Sau Gần 100 Năm, Tử Cấm Thành Đã Mở Cửa Lại Vào Ban Đêm
    Sau Gần 100 Năm, Tử Cấm Thành Đã Mở Cửa Lại Vào Ban Đêm
    Theo thông tin từ giới truyền thông Trung Quốc, tới đây, vào dịp trung tuần tháng 2, lễ hội đèn lồng Bắc Kinh sẽ được tổ chức tưng bừng tại Tử Cấm Thành. Đây được xem là cơ hội hiếm có cho du khách quốc tế khi vừa có dịp được chiêm ngưỡng khung cảnh đèn lồng rực rỡ lại vừa có thể được phép vào Tử Cấm Thành vào buổi tối sau gần một thế kỉ bị cấm.
  • Khám Phá Công Trình Thế Kỷ Vạn Lý Trường Thành Ở Trung Quốc
    Khám Phá Công Trình Thế Kỷ Vạn Lý Trường Thành Ở Trung Quốc
    Là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, Trung Quốc mang trong mình một bề dày lịch sử truyền thống đậm đà bản sắc và đa dạng phong phú về số lượng. Đất nước này có những công trình kiến trúc tuyệt sắc hay những tác phẩm nghệ thuật khiến cả thế giới phải cúi đầu thán phục, và một trong số đó nhất định không thể không kể đến chính là Vạn Lý Trường Thành – bức tường thàn có độ dài tưởng như vô tận và là công trình kiến trúc độc đáo duy nhất trên thế giới có thể nhìn thấy từ mặt trăng.
Copyright vietsensehotel.com
Top