Lịch sử
Sự pha trộn về cơ cấu dân cư cũng như là nơi cư trú của bộ phận dân tộc thiểu số, nhiều nhất vẫn là người Miêu, Hán, Thổ Gia, Hồi. Phượng Hoàng trấn còn là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của cả vùng. Nằm cạnh con sông Đà Giang, thành cổ còn lưu giữ nhiều thành quách, những dãy phố, những căn nhà cổ, gia trang, văn miếu, đền chùa. Số tuổi của nó đã khiến cho Phượng Hoàng trở thành một trong những bảo tàng sống về văn hóa các dân tộc: 1300 năm.
Dòng Đà Giang là huyết mạch của cổ trấn, cũng là nơi lưu giữ nhiều dấu tích cổ xưa và là một điểm nhấn, giúp tạo nên cảnh sắc nơi đây. Do có phần đáy không quá sâu và lại chứa nhiều tảo và rêu, nên màu nước con sông luôn hiện diện một màu xanh lục đẹp mắt.
Những điểm du lịch nổi tiếng
Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp của thị trấn cổ kính, trầm mặc này.
Bắc Môn cổ thành
Còn được gọi là Tòa Tháp Phía Bắc, nằm ở phía Bắc của Phượng Hoàng Cổ Trấn, tòa tháp này là một công trình lâu đời gắn liền với những thăng trầm lịch sử của Phượng Hoàng Cổ Trấn và đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Được xây dựng dưới thời nhà Minh, đây là một trong những di sản văn hóa được nhà nước công nhận. Hiện nay tòa tháp vẫn được trùng tu và bảo tồn rất tốt, có thể thấy được tầm quan trọng của nó đối với việc gìn giữ những giá trị văn hóa cổ xưa của Trung Hoa.
Nằm bên dòng sông Đà Giang, Bắc Môn Cổ Thành được xây bởi cát đỏ và đá xanh với lối kiến trúc tinh tế. Bốn cánh cổng của tòa tháp có thiết kế hình vòm đặc trưng với hai cánh cửa sắt kiên cố. Đứng trên Bắc Môn Cổ Thành, du khách có thể dễ dàng thu trọn vào tầm mắt quang cảnh của Phượng Hoàng Cổ Trấn cùng dòng Đà Giang yên bình. Được sử dụng như một pháo đài quân sự trong quá khứ, nên nó có kết cấu vô cùng chắc chắn, đảm bảo khó công dễ phòng. Ngoài nơi đây còn được xem là một hàng rào vững chắc chống lũ cho trấn Phượng Hoàng này.
Cầu Hồng kiều
Cầu Hồng Kiều là cây cầu nổi tiếng ở trung tâm của Phượng Hoàng Cổ Trấn, cầu Hồng Kiều được xây dựng với nối kiến trúc độc đáo Cầu – Nhà, hình dáng của chiếc cầu được thiết kế như chiếc thuyền với mái là hình ngôi nhà, Cầu Hồng Kiều được xây dựng gồm 2 tầng trong đó tầng 1 là nơi buôn bán các mặt hàng đa dạng khác nhau còn tầng 2 của cầu Hồng Kiều được tận dụng làm bảo tàng nghệ thuật, từ trên cầu Hồng Kiều du khách có thể ngắm nhìn những cảnh đẹp tuyệt trần của thị trấn cổ.
Lầu Phong Thúy Hồng Kiều
Đây thực chất là một ngôi lầu bên dòng Đà Giang thơ mộng nối liền hai bờ Phượng Hoàng cổ trấn. Với kiến trúc độc đáo và vẻ đẹp thơ mộng, nơi đây luôn mang đến cho du khách những trải nghiệm rất riêng. Ngôi lầu được xây dựng bằng lối kiến trúc cổ xưa mà bạn thường bắt gặp trong các bộ phim cung đấu, cổ trang. Được làm từ hai chất liệu chính là gỗ và đá, lầu gồm 2 tầng, treo đèn lồng trang trí đẹp mắt cùng thiết kế mái vòng cong đặc trưng.
Lầu được xây dựng vào cuối thời Minh, đầu thời Thanh với thời gian xây dựng lên đến 300 năm và tồn tại cho đến ngày nay. Ngày nay, ngôi lầu vẫn giữ được nét đẹp nguyên sơ và giá trị nghệ thuật, lịch sử đặc trưng của nó. Lầu được xây nối hai bên bờ sông với điểm nổi bật là bốn cột trụ đá, khi đến thăm du khách cũng có thể lên thăm tầng hai của Lầu.Cầu được thiết kế theo lối kiến trúc cổ, bao gồm hai tầng: tầng 1 là tầng để di chuyển qua 2 bờ, tầng trên được dùng vào mục đích du lịch. Thiết kế hai cây cầu đá xếp chồng lên nhau đã khiến cho Lầu Phong Thúy Hồng Kiều trở thành địa điểm hút khách nhất tại Phượng Hoàng cổ trấn.
Cây cầu đá bắc qua sông Đà Giang
Được khởi công vào năm Khang Hy thứ 43 (tức năm 1704), cầu đá nhảy (Jumping Rock) là một trong những biểu tượng tiêu biểu của Phượng Hoàng cổ trấn và là địa điểm được du khách check-in nhiều nhất. Tương truyền, thuở xưa khi làm lễ ăn hỏi, chú rể phải tự mình gánh sính lễ đi qua cây cầu này để thể hiện tấm lòng của mình. Trải qua nhiều thăng trầm, từng bị nước lũ cuốn trôi hay phần nào hư hại qua các cuộc chiến tranh nhưng mỗi lần như vậy, cầu đá nhảy lại được khôi phục nguyên vẹn và bảo tồn như một phần không thể thiếu trong bức tranh lịch sử của trấn cổ bên dòng Đà Giang. Đến đây và bước chân lên những trụ đá, băng qua dòng sông Đà, thưởng thức dòng chảy dưới chân mình, ngẩng lên thấy tầng tầng gác mái rêu phong, cứ ngỡ như đang xuất hiện trong những thước phim cổ trang nào đấy. Thật tuyệt vời biết bao!